Hướng dẫn sử dụng Máy Toàn Đạc Leica TPS 400
Hướng dẫn sử dụng Máy Toàn Đạc Leica TPS 400
Máy toàn đạc Leica TPS 400 là tên gọi chung của các model máy TC-402, TC-403, TC-405, TC-407, TCR-402, TCR-405, TCR-407... là thế hệ máy toàn đạc nổi tiếng trước khi dòng sản phẩm TS-02, TS-06 ra mắt sau đó. Hiện nay dòng TPS 400 không còn được sản xuất mới, mà chỉ còn máy đã qua sử dụng được nhập khẩu từ thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật về Việt Nam. Tính năng chính: Đo khảo sát, Bố trí điểm ra ngoài thực địa, Giao hội nghịch xác định điểm trạm máy, Bố trí các đoạn thẳng song song (Reference Line), Đo khoảng cách giữa 2 điểm hoặc nhiều điểm, Đo diện tích và thể tích, Đo chiều cao không với tới, Các công cụ tính toán, Bố trí mặt phẳng, và một số tính năng trong xây dựng. Sau đây chúng ta cần tìm hiểu thêm.
Tham khảo thêm Máy Toàn Đạc Leica khác: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-leica
Đặc trưng của dòng máy toàn đạc Leica TPS 400 là quay ống kính và quay chuyển động ngang không cần dùng khóa để dừng chuyển động lại, mà hãng Leica đã thiết kế chế độ hãm ma sát. Chỉ dùng đến các ốc vi động đứng và ốc vi động ngang khi cần ngắm chính xác vào các mục tiêu.
Đặc điểm tiếp theo là dòng máy toàn đạc Leica TPS 400 cũng không dùng đến bọt thủy dài gắn trên máy như một số máy toàn đạc của hãng Topcon, Nikon và một số hãng khác. Mà Leica TPS 400 dùng hệ thống cân bằng điện tử (có sử dụng chế độ bù tự động).
1. Giới thiệu về màn hình cơ bản:
Màn hình cơ bản của máy toàn đạc Leica TPS 400 có 4 màn hình lần lượt là: Measure 1/4 đến 4/4.
Màn hình MEASURE 1/4
PtID: Tên điểm đo chi tiết
hr: Chiều cao gương
Hz: Góc bằng
V: Góc thiên đỉnh
Cạnh ngang và chênh cao.
Màn hình MEASURE 2/4
PtID: Tên điểm đo chi tiết
hr: Chiều cao gương
Hz: Góc bằng
V: Góc thiên đỉnh
Cạnh nghiêng và chênh cao.
Màn hình MEASURE 3/4
PtID: Tên điểm đo chi tiết
hr: Chiều cao gương
Hz: Góc bằng
East: Tọa độ Y
North: Tọa độ X
Height: Độ cao H
Màn hình MEASURE 4/4
PtID: Tên điểm đo chi tiết
Hz: Góc bằng
V: Góc thiên đỉnh
Để chuyển đổi giữa các màn hình cơ bản, cần ấn phím PAGE ở bên phải của màn hình.
Ở phía dưới chân màn hình cơ bản gồm các phím chức năng sau đây:
INPUT: Để nhập giá trị (chữ hoặc số)
REC: Lưu điểm vừa đo vào bộ nhớ
SetHz: Đặt giá trị góc bằng về 0 00 00 hoặc bất kỳ giá trị nào mà người dùng nhập.
STATION: Cài đặt trạm máy
V-MODE: Cài đặt góc hiển thị là góc đứng hoặc góc thiên đỉnh
COMP: Bật hoặc tắt chế độ cân bằng điện tử
SecBeep: Bật hoặc tắt tiếng kêu khi bấm phím
Hz: Cài đặt góc bằng đo theo chiều thuận kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ
Để chuyển đổi các dòng lệnh bên trên, cần ấn phím F4.
Ở màn hình cơ bản, chúng ta sẽ đo được các phép đo thông thường như: Đo chiều dài cạnh, đo góc bằng, đo góc đứng, đo tọa độ giả định và một số cài đặt thông thường. Khi vào các phần MENU, các công việc cụ thể sẽ được thiết lập trong đây.
2. Các tính năng chính bên trong phím MENU:
Các tính năng chính của máy toàn đạc Leica TPS 400 nằm chủ yếu ở mục Program. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Surveying:
Khai báo điểm trạm máy, định hướng và thực hiện việc đo khảo sát hiện trạng hoặc để kiểm tra các điểm đã có tọa độ.
- Set Job: Cài đặt, chọn, tạo File đo mới để lưu vào bộ nhớ.
- Set Station: Cài đặt, thiết lập, khai báo điểm làm trạm máy
- Set Orientation: Cài đặt, thiết lập, khai báo điểm định hướng và thực hiện việc định hướng.
- Start: Vào chế độ đo khảo sát, ở đây sẽ có 3 màn hình hiển thị gần giống như là ở màn hình cơ bản.
Trong màn hình này, chú ý một số lệnh phía dưới màn hình gồm:
DIST: Thực hiện đo đến điểm chi tiết nhưng chưa lưu ngay vào bộ nhớ
REC: Lưu điểm vừa đo vào bộ nhớ
ALL: Thực hiện phép đo và lưu ngay điểm vào bộ nhớ
INPUT: Nhập dữ liệu (ví dụ như tên điểm đo)
EDM: Cài đặt nhiệt độ, áp suất khí quyển và cài đặt hằng số gương
Dùng phím F4 để chuyển đổi giữa các phím lệnh bên trên.
Màn hình 3/3 là màn hình hiển thị giá trị tọa độ X, Y, H của điểm đo chi tiết
Stake Out:
Chương trình bố trí điểm thiết kế ra ngoài thực địa
Để chuyển 1 điểm từ trong thiết kế ra ngoài thực địa, trước tiên cần thiết lập trạm máy tương tự như phần Surveying ở bên trên. Sau đó vào Start. Trong phần bố trí này, chúng ta cần nhập tọa độ X, Y, có thể thêm H nếu cần bố trí cả độ cao.
Sau khi nhập hoặc chọn điểm điểm tọa độ cần bố trí, màn hình sẽ hiển thị ra 3 giá trị cần bố trí gồm: Góc, chiều dài cạnh, độ cao cần bố trí như màn hình bên dưới.
Ở ví dụ trên, điểm cần bố trí ra ngoài là điểm số 11. Bước đầu tiên là quay máy theo chiều mũi tên tại dòng dHz để cho dòng này về giá trị 0 00 00 (quay bằng tay nhẹ nhàng, gần tới mục tiêu thì chúng ta dùng ốc vi động ngang để đưa dHz về chính xác 0 00 00. Trên hướng ngắm này, cố định chuyển động ngang và điều chỉnh người đi gương đi trên hướng ngắm và cách máy 1 khoảng chiều dài = chiều dài của dòng dHD (dòng bên dưới) theo chiều mũi tên. Bước tiếp theo vừa ngắm vừa điều chỉnh người cầm gương sao cho tâm chữ thập trùng với tâm của gương (mục tiêu) và ấn phím DIST để đo. Sau khi máy đo xong, ở dòng dHD sẽ hiển thị giá trị "-" hoặc "+" tùy thuộc vào vị trí đặt gương đang xa hơn hoặc gần hơn điểm cần bố trí. Cứ tiếp tục tiến ra xa máy hoặc tiến lại gần máy và ấn phím DIST đo cho tới khi nào giá trị dHD = 0.000 m thì điểm đặt gương chính là vị trí của điểm cần bố trí (chú ý tới bọt nước của sào gương).
Free Station:
Chương trình đo giao hội nghịch để xác định điểm tọa độ trạm máy từ 2 hoặc 3 điểm đã biết tọa độ. Là trường hợp cần xác định tọa độ của trạm máy mà 1 hoặc 2 hoặc 3 điểm đã biết tọa độ không thể đặt được trạm máy (trường hợp mà các điểm đã biết nằm trên tường, hoặc trên cột cao).
Vào Start để bắt đầu, các quy trình giao hội nghịch trong máy toàn đạc không khó, tuy nhiên cần áp dụng vào thực tế để biết sai số cho phép của từng công trình. Khoảng cách từ điểm trạm máy tới điểm đã biết tọa độ 1, điểm tọa độ 2 hoặc điểm tọa độ 3 phải tương đối là đều nhau thì sai số tính toán hoặc các sai số đo đạc sẽ giảm xuống. Kết quả sẽ đáng tin cậy hơn.
Reference Line:
Tính năng đo khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đoạn thẳng cho trước (đoạn thằng được hình thành từ 2 điểm đã biết).
Thao tác đo: Tại trạm máy đang đứng, đo khoảng cách từ máy đến điểm thứ 1, sau đó đo khoảng cách từ máy đến điểm thứ 2.
Tiếp tục chọn MEASURE --> DIST để đo vào 1 điểm khác. Để xác định điểm này cách đường thẳng ban đầu bao nhiêu. Như màn hình dưới đây.
Trên đây là 4 tính năng chính trong mục MENU. Ngoài ra còn 2 màn hình MENU sau đây chưa một số tính năng khác nữa, nhưng trong thực tế ít sử dụng hơn.
Tie Distance: Tính năng đo khoảng cách giữa 2 hoặc nhiều điểm (đo khoảng cách nghiêng, khoảng cách ngang và chênh cao). Trong thực tế được áp dụng để đo kiểm tra chiều dài 2 cạnh bất kỳ hoặc nhiều cạnh bằng cách đặt gương vào các điểm mục tiêu cần đo đạc.
Area (3D) & Volume: Tính năng đo diện tích và thể tích của 1 vùng khép kín. Áp dụng thực tế là việc cần xác định nhanh chóng diện tích 1 khu đo khép kín ngoài hiện trường.
Remote Height: Tính năng đo chiều cao không với tới. Ví dụ ngoài thực tế, chúng ta có thể đo chiều cao của cột điện hoặc chiều cao của 1 tháp cao. Chúng ta chỉ cần đặt gương ở dưới chân cột hoặc tháp. Nếu là máy toàn đạc Leica TCR 400 thì không cần gương. Là chúng ta có thể xác định được chiều cao của cột hoặc chiều cao của ngọn tháp.
COGO: Một số tiện ích tính toán trong trắc địa.
Reference Plane: Xác định khoảng cách từ 1 điểm tới một mặt phẳng đã cho trước.
Construction: Một số tiện ích trong xây dựng khác.
Đối với máy toàn đạc, khi học đo đạc kết hợp với thực tế sẽ giúp người học thao tác nhanh và hiểu vấn đề hơn. Trên đây là phần tóm tắt và giới thiệu các tính năng chính của máy toàn đạc Leica TPS 400. Các tính năng này, tùy thuộc vào điều kiện thực tế và những công trình khác nhau chúng ta sẽ có những cách làm phù hợp.
1 Hộp đựng máy
1 Bộ sạc Leica
2 Pin sạc Leica
1 Chân Toàn Đạc (loại 2 khóa)
1 Sào gương Leica
1 Gương đơn Leica
1 Hướng dẫn sử dụng
Tặng kèm: 2 Bộ đàm Motorola & 1 Gương mini Leica
Sản phẩm Máy Toàn Đạc Leica: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-leica
Gọi ngay để được tư vấn!
KHÚC VĂN ÁNH
Điện thoại/Zalo: 0961.102.611
CÔNG TY TNHH TRẮC ĐỊA SÀI GÒN
255/17 Trường Lưu, Thủ Đức, TP HCM
CHỢ ĐẠI PHƯỚC, NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI
Đo đạc Nhà Đất và Khảo sát Địa Hình!
GỌI ĐIỆN: DỊCH VỤ ĐO ĐẠC: 0937.327.468 (Mr. Ánh) 0961.102.611- (Mr. An)
Nhắn tin: zalo.me/0937327468 (Zalo))
Thời gian 08:00 - 21:00 (nhận cuộc gọi)
Làm việc 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - Chủ nhật)
Kết quả khách quan, giá cả minh bạch!
BẢNG GIÁ BÁN LẺ MÁY TRẮC ĐỊA
Bảng giá Máy Thủy Bình tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Tia Laser tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Toàn Đạc tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Gps Map tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Gps Rtk tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Trắc Địa tại Sài Gòn
Bảng giá Máy Đo Đạc tại Sài Gòn
Bảng giá Phụ Kiện Máy tại Sài Gòn
DỊCH VỤ TẠI TRẮC ĐỊA SÀI GÒN